KINKA - TINH HOA TRÀ HOA VÀNG Hotline: 1900 636 289

KINKA - TINH HOA TRÀ HOA VÀNG Tìm kiếm
KINKA - TINH HOA TRÀ HOA VÀNGTài khoản
Tản mạn đường trà - Đi tìm cội nguồn của trà
12/07/2024

Tản mạn đường trà - Đi tìm cội nguồn của trà

Tản mạn đường trà - Đi tìm cội nguồn của trà

 

Bài viết được tác giả chia sẻ với Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực ASEAN. Ban giám đốc Trung tâm CAHRRT và Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Hồng Kỳ đã có buổi trao đổi về những khả năng hợp tác giữa hai bên liên quan chủ đề về Văn hóa trà, trà đạo, thiền trà trong thời gian tới. 

Dù là ở phương Đông hay phương Tây, được trồng trên vùng núi cao hay đồi thoải, tất cả những loại trà trên thế giới đều được làm từ cây trà có giống cây Camellia Sinensis – họ Theaceae.

Không ai biết trà bắt đầu xuất hiện trên trái đất này từ khi nào, cũng không ai có thể trả lời chắc chắn đang có bao nhiêu loại trà trên thế giới này. Vậy nhưng có một điều chắc hẳn ai cũng phải công nhận đó là trà đã trở thành một phần của cuộc sống. Cũng chính vì vậy mà trà là thức uống phổ biến thứ hai chỉ sau nước.

Dù là ở phương Đông hay phương Tây, được trồng trên vùng núi cao hay đồi thoải, tất cả những loại trà trên thế giới đều được làm từ cây trà (có giống cây Camellia Sinensis – họ Theaceae). Loại cây này thường xuất hiện ở vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Nguồn: Báo Doanh nhân & Pháp luật

Cây trà (Camellia Sinensis) thuộc loại thân gỗ, được cắt tỉa sao cho chiều cao vừa tầm ngang hông để dễ thu hoạch.

Cây trà thuộc loại thân gỗ, được cắt tỉa sao cho chiều cao vừa tầm ngang hông để dễ thu hoạch hơn. Vậy nhưng cũng có loại trà cổ thụ vùng Đông Bắc giáp với biên giới Trung Quốc với thân cao vài ba mét.

Không nhiều người biết, trà cũng chứa hàm lượng caffein nhất định. Dù trà không tạo cảm giác kích thích như cà phê nhưng cảm giác mà trà mang lại cho người thưởng thức là sự khoan khoái, thanh tịnh và định thần. Hơn thế nữa, trà còn chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe, mà ít mang lại tác dụng phụ nào khác.

Thời kỳ hưng thịnh của trà ở Trung Hoa 

Tại đất nước tỷ dân, xuyên suốt các triều đại Tây Chu (1122 TCN – 249 TCN), nhà Tần (221 TCN – 206 TCN), nhà Hán (202 TCN - 220), trà được xem là mặt hàng thượng phẩm, chỉ xuất hiện trong tầng lớp hoàng gia và quý tộc. Thậm chí, đôi khi trà còn được coi là biểu tượng của sự tôn nghiêm.

Đến thời kỳ nhà Đường (618 - 907), với sức ảnh hưởng lớn mạnh của quyền lực và việc kiểm soát phần lớn của cải, trà và văn hóa trà Trung Hoa càng được phát triển rộng mở.

Một trong những nhân tố góp công lớn nhất giúp trà trở nên phát triển chính là thương nhân thời đó. Bất kể nơi nào họ đi qua, mỗi địa điểm họ đặt chân đến, có thương nhân Trung Quốc là ở đó có trà.

Đời Đường là một trong những vương triều phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử Trung Quốc. Minh chứng cho điều này chính là việc "cầm, kỳ, thi, họa" cùng một số loại hình nghệ thuật khác đã để lại nhiều dấu ấn. Và trà cũng không ngoại lệ.

Nguồn: Báo Doanh nhân & Pháp luật

Nghệ thuật trà không chỉ là thưởng trà mà còn là biểu diễn với trà.

Thời kỳ đó, trà không những phải đáp ứng bộ tiêu chuẩn cực kỳ cao, mà tất cả mọi thứ liên quan đến trà như ấm, chén, nước, dụng cụ và hộp trà đều phải có chất lượng hảo hạng.

Không dừng lại ở đó, nghệ thuật trà tại đây được nâng lên một tầm cao mới, không chỉ là thưởng trà mà còn là biểu diễn với trà. Các kỹ thuật pha trà mang đậm nét biểu diễn, được gọi là kungfu trà.

Điều quan trọng, không chỉ phát triển trong nước, mà thời kỳ này còn là thời kỳ mà Trung Hoa phát dương quang đại văn hóa trà của mình ra thế giới.

Trà đến với Nhật Bản - trở thành nghệ thuật trà đạo vang danh thế giới

Theo nhiều tài liệu, vào thời nhà Đường, nhiều vị nhà sư thuộc phái Thiền tông tại Nhật Bản sang Trung Quốc để tu đạo, đã mang theo cây trà về quê hương của mình. Tuy nhiên, thời điểm này trà vẫn chưa được nhiều người biết đến và việc dùng trà vẫn chỉ dừng lại là một cách để thể hiện sự sang trọng trong giới quý tộc.

Phải đến cuối thế kỷ XVI, trường phái uống trà kết hợp với các triết lý Thiền định mới trở thành một cách thức uống trà đặc biệt của người Nhật. Đây cũng chính là tảng đá đầu tiên đánh dấu cho một sự phát triển của nền trà đạo Nhật Bản.

Chính vì gắn mình với Thiền nên cách thức và không gian uống trà của người Nhật Bản có nhiều điểm khác biệt so với các quốc gia khác.

Nguồn: Báo Doanh nhân & Pháp luật

Với người Nhật, phương pháp pha trà còn là cách để hòa mình vào thiên nhiên, từ đó tu tâm dưỡng tính để có thể giác ngộ

Với người Nhật, phương pháp pha trà còn là cách để có thể gột rửa tâm hồn bằng cách hòa mình vào thiên nhiên, từ đó tu tâm dưỡng tính, và giác ngộ. Vì vậy, cách thức pha trà tại Nhật có rất nhiều nguyên tắc, mà nếu người pha trà không hiểu được sẽ không đạt được cảnh giới của nó.

Không gian thưởng trà của người Nhật cũng được gói gọn trong một gian phòng giản dị, bên trong chỉ đặt để những dụng cụ dùng để pha trà và thưởng trà. Vật trang trí cũng chỉ một vài bình hoa được cắm hoa theo mùa. Người Nhật tận dụng tối đa khoảng không để lắng đọng tâm hồn, thưởng trà và ngộ đạo.

Sau này, khi cuộc sống phát triển, nhiều người chọn vườn nhà để làm nơi thưởng trà, nhưng nơi tiếp trà cũng chỉ giới hạn số người cùng thưởng thức. Điều này tránh việc tiếp đón không được chu đáo của gia chủ, đồng thời khiến cho tinh thần mọi người đều bị sao lãng.

Sau khi đã phát triển cực thịnh ở phương Đông, trà lại tìm một chân trời mới để phát triển. Đó chính là phương Tây.

Thế kỷ XVI tiếp tục đánh dấu bước ngoặt mới khi trà vươn mình ra khỏi giới hạn địa lý ở bán cầu Đông. Thời điểm này, những nhà du hành khám phá thế giới của châu Âu từ Trung Quốc trở về đem theo cây trà hoa nhài về Bồ Đào Nha để trồng thử nghiệm. Và tất nhiên, hương vị trà hoa lài ngay lập tức được giới quý tộc bấy giờ ưa chuộng.

Đến khi công chúa Catherine de Braganza kết hôn với vua Charles II và trở thành hoàng hậu của vương quốc Anh đã đưa trà phổ biến trong giới hoàng gia Anh. Từ đây, những buổi trà chiều trở thành hình thức không thể thiếu trong các gia đình hoàng tộc. 

Nguồn: Báo Doanh nhân & Pháp luật

Trà chiều là hình thức không thể thiếu trong các gia đình hoàng tộc.

Dấn ấn lớn nhất chính là những bộ ấm tách xa hoa, được cẩm khắc bằng những vật liệu quý hiếm và cực kỳ đắt đỏ như vàng, bạc... mà chỉ những người có xuất thân cao quý mới có thể sở hữu.

Cũng tương tự như cách mà các thương nhân Trung Quốc quảng bá trà của họ, thương nhân Anh cũng bắt đầu đem theo những buổi tiệc trà ở hình thức đơn giản khi giao thương với các quốc gia khác. Chỉ hai thập kỷ sau, trà đã lan rộng ra khắp Tây Âu và Bắc Âu.

Và sau hai thế kỷ, trà càng phổ biến và lan rộng theo sự phát triển của đế quốc Anh. Bất kể nơi nào trở thành thuộc địa của quốc gia này sẽ có dấu ấn của trà ở đó. Đến ngày nay, hình thức dùng trà chiều tại Anh vẫn còn giữ nhiều nét của giới quý tộc ngày xưa.

Phần lớn người phương Tây thích nhanh gọn. Đây là thời kỳ đỉnh cao của công nghiệp và phát triễn hiện đại, phong cách làm việc kỷ luật. 

Nguồn: Báo Doanh nhân & Pháp luật

Thomas Sullivan đã tình cờ phát minh ra trà túi lọc.

Một những những sự kiện cần nhắc đến là thương gia người New York - Thomas Sullivan - đã tình cờ phát minh ra trà túi lọc. Ông đã gửi các mẫu trà đựng trong túi lụa cho khách hàng. Các vị khách này đã bỏ cả trà và túi vào nước ấm. Thành quả thật không ngờ, và từ đây trà túi lọc ra đời.

Cách dùng trà của người phương Tây có phần đơn giản, không cầu kỳ, câu nệ lễ tiết như Nhật Bản hay mang tính biểu diễn của Trung Quốc mà đơn thuần chỉ cần 1 cái ly, bỏ 1 túi lọc nhỏ là có một ly trà hảo hạng với nhiều thứ hương vị thêm vào. Đến phương Tây, trà đã được tinh gọn vì vậy việc thưởng trà sẽ được lược bỏ những thủ tục không cần thiết để gần gũi hơn với cuộc sống.

Đối với nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Hồng Kỳ, văn hoá phương Đông từ lâu đã trở thành niềm đam mê và lẽ sống của anh. Những gì Hồng Kỳ nghiên cứu thường "không giống" người khác. 

Nguồn: Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Hồng Kỳ

Nguồn: Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Hồng Kỳ

Nguồn: Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Hồng Kỳ

Giám đốc Trung tâm và Nhà Nghiên cứu Nguyễn Hữu Hồng Kỳ đàm đạo về trà

Nguồn: hcmussh.edu.vn

 

BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Trong vùng núi lửa Chư Đăng Yah, với độ cao cách mặt nước biển hơn 1000m, chúng tôi đã tạo nên rừng trà KINKA - một cánh rừng trà tinh túy. Tại nơi này, hội tụ đủ các yếu tố về thổ nhưỡng, khí hậu và ánh sáng mặt trời, tạo điều kiện tốt nhất để cây phát triển tự nhiên và đạt giá trị cao nhất.

Đọc tiếp

Trà Hoa Vàng

Bài viết liên quan

Trà Hoa Vàng - Dưới góc nhìn Tây Y

Ẩn mình sâu trong những khu rừng già nguyên sơ, Trà Hoa Vàng không chỉ là thức uống thơm ngon mà còn là món quà quý giá từ thiên nhiên dành cho sức khỏe. Được mệnh danh là "Nữ hoàng của các loại tr...

Trà Hoa Vàng - Dưới góc nhìn Đông Y

Ẩn mình sâu trong những khu rừng già nguyên sơ, Trà Hoa Vàng không chỉ là thức uống thơm ngon mà còn là món quà quý giá từ thiên nhiên dành cho sức khỏe. Được mệnh danh là "Nữ hoàng của các loại tr...

Câu chuyện Rừng trà Kinka và Vùng nguyên liệu tỉnh Gia Lai

KINKA là một thương hiệu nổi bật thuộc sở hữu của Tập Đoàn Trường Dương, chuyên cung cấp các sản phẩm như Trà Hoa Vàng, Trà Thảo Mộc và Cafe thượng hạng. Tất cả nguyên liệu của KINKA đều được trồng...

KINKA - TINH HOA TRÀ HOA VÀNG